Kết quả tìm kiếm cho "huyện Chợ Gạo"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2678
Toàn tỉnh An Giang hiện có 152 sản phẩm đã đánh giá và phân hạng theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ 3 sao trở lên. Tất cả đều là sản phẩm đặc trưng của tỉnh, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, phong phú về chủng loại, có minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Ngày 25/11, tại Trường Tiểu học “A” An Tức (xã An Tức, huyện Tri Tôn), Phường đoàn Cái Khế (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) tổ chức chương trình “Hành trình yêu thương” đến với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đặc biệt khó khăn trong địa bàn xã.
Ngày 24/11, tại chùa Phnôm Pi trên (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Hương Sen An Giang phối hợp UBMTTQVN xã Châu Lăng và các đoàn thể tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và trao quà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống trên địa bàn xã.
Cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 có rất nhiều lễ hội nên nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng cao so ngày thường. Theo đó, các doanh nghiệp (DN) lên kế hoạch dự trữ hàng hóa, ổn định giá cả, chuẩn bị đợt kinh doanh cao điểm.
Chiều 22/11, Hội Nông dân tỉnh An Giang phối hợp Hội Nông dân huyện Tri Tôn tổ chức “Truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách bảo trợ xã hội và bình đẳng giới trong ngành lúa gạo tỉnh An Giang”; những chính sách về bảo hiểm xã hội tự nguyện cho gần 80 hội viên, nông dân trên địa bàn 15 xã, thị trấn.
Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng. Nhưng lạ thay, hòn đá lăn thẳng xuống dốc mà không hề va chạm hay trúng bất cứ ai. Người dân nơi đây lấy hòn đá đó tạo ra những sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày, như: Cối giã gạo, cối xay bột, trụ đá dùng dựng nhà hoặc cột nhà…
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Hơn 80% diện tích đất nông nghiệp (297.000ha), 65% dân số là lao động nông thôn, ngành nông nghiệp An Giang phát huy tốt vai trò bệ đỡ của nền kinh tế.
Thời gian qua, tỉnh khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các sản phẩm đặc trưng, nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập người dân và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngày 16/11, đoàn khám, chữa bệnh nhân đạo Y - Thiện (TP. Châu Đốc) và Câu lạc bộ từ thiện Ánh Sáng Nghĩa Tình (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp UBND xã Long Hòa và Phú Lâm (huyện Phú Tân) tổ chức các hoạt động chăm lo cho người nghèo và học sinh trên địa bàn.
Thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, huyện Tri Tôn đã ban hành kế hoạch, triển khai chương trình, nhiệm vụ ưu tiên được phê duyệt.